Chương I Tuân Thủ Giao Ước Lại Biết Lách Luật

Trọng chữ tín, giữ giao ước tạo nên “Thương nhân hàng đầu thế giới”

Tập quán trọng chữ tín, giữ giao ước của thương nhân Do Thái trong giao dịch quốc tế đã được mọi người biết đến. Các thương nhân trên thế giới khi làm ăn với người Do Thái đều rất có lòng tin đối với vấn đề tuân thủ giao ước của họ, vì người Do Thái luôn có một yêu cầu hết sức nghiêm khắc đối với bản thân về vấn đề này. Họ không cho phép có một tình huống không giữ đúng giao ước nào xuất hiện, dù có phải để cho những tình huống xấu khác xảy ra. Tố chất này của người Do Thái đã có ảnh hưởng rất sâu rộng đối với giới thương nhân trên toàn thế giới.


Tại thành phố Tokyo của Nhật Bản có một thương nhân tên là Den Fujita, trong cuốn sách nhan đề “Kinh nghiệm làm ăn với người Do Thái” ông đã nhiều lần nhắc nhở giới thương nhân Nhật Bản không nên thất tín hoặc hủy bỏ giao ước với người Do Thái, nếu không, sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội làm ăn với họ.


Một ông chủ người Do Thái đã ký kết một giao kèo với người làm thuê, quy định mỗi tuần sẽ phát lương một lần, nhưng người làm thuê sẽ không nhận tiền mặt mà được tùy ý mua các vật dụng tương đương với số tiền lương được trả tại một cửa hàng gần công ty, sau đó người chủ cửa hàng sẽ đến thanh toán sổ sách với ông chủ người Do Thái này để nhận tiền mặt.


Một tuần sau, một người làm thuê hối hả chạy đến gặp ông chủ và nói: “Chủ cửa hàng nói, không đưa tiền mặt thì không được lấy đồ. Vì vậy, tốt hơn là ông hãy trả tiền mặt cho tôi vậy nhé!”.


Chẳng ngờ, người chủ cửa hàng tìm đến thanh toán sổ sách cũng nói: “Người làm công của ông đã đến lấy những vật dụng cần thiết, xin ông thanh toán cho tôi!”.


Ông chủ người Do Thái nghe xong câu chuyện bối rối không hiểu, lập tức tiến hành điều tra. Nhưng hai bên đều khăng khăng rằng mình nói thật, khiến ông không thể chứng minh được ai đã gian dối trong việc này. Kết quả, ông chủ người Do Thái đành phải trả tiền cho cả người làm công và ông chủ cửa hàng bởi ông đã có lời hứa với cả hai bên.


Điều đầu tiên mà người Do Thái ý thức đến chính là nghĩa vụ tuân thủ giao ước của bản thân. Hầu hết những người Do Thái đều rất xem trọng chữ tín, tuân thủ giao ước, khi làm ăn buôn bán với nhau, thường không cần đến văn bản hợp đồng, chỉ cần một lời hứa là đã đủ sức ràng buộc, bởi họ tin rằng: “Có Chúa nghe thấy”.


Việc xem trọng chữ tín, tuân thủ giao ước của người Do Thái đã mang đến cho họ một hiệu quả kinh tế tích cực.


Giới kinh doanh hiện đại hết sức xem trọng uy tín. Uy tín chính là nguồn vốn vô hình, là cơ sở tồn tại cho một công ty. Vì vậy, dùng uy tín để mời gọi hay giữ chân khách hàng là chiêu bài được rất nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay sử dụng. Trong lĩnh vực kinh doanh, tập đoàn đầu tiên đã đưa uy tín kinh doanh lên vị trí cao nhất - “không hài lòng có thể đổi hàng”, chính là Công ty bách hóa Sears Roebuck, do một thương nhân người Mỹ gốc Do Thái là Julius Rosenberg thành lập.


Quy tắc “không hài lòng có thể đổi hàng” mà công ty ông đã đưa ra vào đầu thế kỷ 20 có thể gọi là “chuyện lạ bốn phương” vào thời ấy. Quả thực, điều này đã hoàn toàn vượt ra ngoài phạm vi nghĩa vụ có thể quy định của một hợp đồng thông thường, thậm chí đã đặt khả năng “hủy ước” của đối tác thành nghĩa vụ vô điều kiện của mình.


Lợi thế của uy tín kinh doanh cao đã giúp cho các thương nhân Do Thái phát triển sự nghiệp của mình.


Ngay từ thời xưa, các thương nhân Do Thái đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm xa xỉ, và đến nay, người Do Thái vẫn giữ vững vai trò của mình. Đá quý là một trong những mặt hàng xa xỉ nhất, mà trong lĩnh vực này, từ việc khai thác, giao dịch, gia công cho đến khâu bán lẻ, hầu như đều nằm trong tay người Do Thái. Trang phục phụ nữ, đặc biệt là các mặt hàng thời trang, là một mặt hàng tiêu dùng cao cấp rất dễ lỗi thời. Ở Mỹ, việc sản xuất và tiêu thụ một thời dã bị người Do Thái khống chế đến hơn 95% thị phần. Một số ngành nghề khác như túi xách, vali (lợi nhuận rất cao), cũng nằm trong tay của các thương nhân Do Thái. Công việc kinh doanh các loại sản phẩm xa xỉ đó đều có yêu cầu rất cao đối với vấn đề “chữ tín lâu dài”.


Một thương nhân chuyên kinh doanh đá quý người Do Thái là Hyman Matsuba từng nói: “Muốn kinh doanh đá quý, chí ít phải xây dựng được kế hoạch trăm năm, một đời người thì không thể hoàn thành được. Hơn nữa, người kinh doanh đá quý cồn phải nhận được sự tôn trọng của mọi người. Cơ sở của việc buôn bán đá quý được quyết định bởi khả năng thu phục niềm tin của khách hàng”.


Cũng chính nhờ vào truyền thống “trọng chữ tín giữ giao ước”, các thương nhân Do Thái mới có thể giữ vững tay chèo, tung hoành ngang dọc trong đại dương kinh doanh, bước lên nấc thang cao nhất trong trật tự kinh tế thế giới.


Trong cách nhìn của người Do Thái, giao ước là thứ tuyệt đối không thể hủy bỏ, bởi vì giao ước bắt nguồn từ sự ước định giữa con người và thần linh. “Kinh Cựu Ước”, ngọn nguồn của tín ngưỡng Do Thái, chính là “giao ước cổ xưa” được ký kết giữa Thượng Đế và con người.


Giao ước xét về ý nghĩa hiện đại, trong hoạt động kinh doanh được gọi là “hợp đồng”. Hợp đồng là một loại văn bản được thực hiện trong quá trình giao dịch giữa đôi bên, được ký kết nhằm bảo vệ lợi ích của đôi bên, quy định trách nhiệm mà đôi bên cần phải thực hiện trong một thời hạn nhất định. Một hợp đồng hợp pháp, phải chịu sự bảo hộ của pháp luật.


Trong giới kinh doanh toàn cầu, vấn đề giữ đúng hợp đồng của các thương nhân Do Thái có thể nói là “chắc như dinh đóng cột”. Dưới ngòi bút của Shakespeare, thương nhân Shylock của thành Venice dường như đã trở thành một con quỷ bủn xỉn, tính toán chi li, xem tiền như mạng sống. Trên thực tế, có thể đó là do thái độ thành kiến hoặc lòng đố kỵ thái quá của Shakespeare đối với người Do Thái mà thôi. Hành động của Shylock là điều luôn được đề xướng trong tinh thần hợp đồng hiện đại, và cũng là một biểu hiện của truyền thống tuân thủ hợp đồng của người Do Thái. Những điều kiện mà ông ta đã đề xuất cho người đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản Antonio là hoàn toàn đúng theo giao ước ban đầu.


Lịch sử kinh doanh của người Do Thái có thể xem là có liên quan đến việc ký kết và tuân thủ hợp đồng. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành công của các thương nhân Do Thái là một khi họ đã ký kết vào hợp đồng thì nhất định sẽ chấp hành đến cùng. Dù có gặp phải những khó khăn và nguy cơ lớn hơn, cũng chấp nhận tự mình gánh vác lấy. Họ tin rằng, đối tác trong cuộc giao dịch cũng sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định đã được ký kết trong hợp đồng. Bởi vì, sự tồn tại của họ được bắt nguồn từ việc ký kết một giao ước giữa họ với Thiên Chúa. Nếu không tuân thủ giao ước, là đồng nghĩa với việc phá bỏ giao ước giữa người và Thiên Chúa, tất sẽ mang đến tai họa cho nhân loại, con người sẽ phải gánh chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa.


Chính trên nền tảng nhận thức đó, người Do Thái rất ghét những người vi phạm hợp đồng, nhất định sẽ truy cứu trách nhiệm đến cùng, yêu cầu bồi thường tổn hại một cách không khoan nhượng. Đối với những người Do Thái không tuân thủ hợp đồng, mọi người đều sẽ nguyền rủa, đoạn tuyệt quan hệ với người đó, cuối cùng sẽ trục xuất người đó ra khỏi giới thương nhân Do Thái.


Tuân thủ hợp đồng, quyết không hủy ước

Trong quan hệ làm ăn, người Do Thái rất xem trọng hợp đồng. Một nhà xuất khẩu A ký kết với một thương nhân Do Thái B một hợp đồng chuyển giao mười ngàn thùng nấm đóng lon. Trong họp đồng quy định: “Mỗi thùng chứa 20 lon, mỗi lon nặng 100g”. Nhưng đến khi xuất hàng, nhà xuất khẩu A lại xếp lên mười ngàn lon nấm có trọng lượng 150g. Trọng lượng hàng hóa tuy nhiều hơn đến 50%, nhưng thương nhân Do Thái B lại cự tuyệt không chịu ký nhận. Nhà xuất khẩu A thậm chí đã đồng ý không tính thêm tiền, nhưng thương nhân Do Thái B vẫn không đồng ý, đồng thời còn yêu cầu bồi thường. Không còn cách nào khác, nhà xuất khẩu A đành phải bồi thường cho thương nhân Do Thái B, còn phải xử lý lại số hàng theo đúng hợp đồng. Qua câu chuyện này, nhất định sẽ có nhiều người cho rằng thương nhân Do Thái B quá cố chấp, được nhận số hàng nhiều hơn gấp rưỡi mà lại không muốn. Câu chuyện này có thể các dân tộc khác khó lòng hiểu được, nhưng trong tâm thức của người Do Thái, lại có cái lý riêng của nó.


Trước tiên, người Do Thái rất xem trọng họp đồng, điều này có liên quan với niềm tin mà họ luôn luôn gìn giữ trong hàng ngàn năm qua. Kinh Cựu Ước được xem là giao ước được xác lập giữa Thiên Chúa với dân Israel: “Con người sở dĩ tồn tại, là do đã ký kết với thần linh một giao ước tồn tại”. Người Do Thái tin vào điều này, vì vậy, họ tuyệt đối không bao giờ hủy bỏ giao ước. Tất cả công việc buôn bán, đều tuyệt đối dựa vào hợp đồng. Ai không thi hành hợp đồng, sẽ bị xem là đã vi phạm ý chỉ của Thiên Chúa, không bao giờ được tha thứ, phải nghiêm khắc truy cứu trách nhiệm, đề xuất yêu cầu bồi thường một cách không vị nể.


Thứ hai, người Do Thái rất giỏi kinh doanh, hiểu rõ quy tắc kinh doanh và thông lệ quốc tế. Họ hiểu rằng, nội dung của hợp đồng là một điều kiện quan trọng và mang tính bắt buộc. Quy cách sản phẩm được quy định trong hợp đồng là 100g mỗi lon, nhưng nhà xuất khẩu A lại giao đến 150g mỗi lon. Tuy trọng lượng nhiều hơn đến 50g, nhưng bên bán giao hàng không đúng theo quy định trong hợp đồng, đồng nghĩa với việc vi phạm hợp đồng. Theo thông lệ quốc tế, thương nhân Do Thái B có quyền từ chối nhận hàng và buộc đối tác phải bồi thường.


Thứ ba, trong câu chuyện trên đây, còn có cả vấn đề hiệu quả kinh doanh. Thương nhân Do Thái khi mua bán những sản phẩm có quy cách khác nhau, là đều có mục đích kinh doanh riêng của mình, bao gồm thích ứng với thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, tình hình cung ứng trên thị trường, sách lượt đối phó với các đối thủ cạnh tranh... Nếu như số lon nấm nặng 150g mà nhà xuất khẩu A chuyển đến lại không thích ứng với thói quen của người tiêu dùng, dù mỗi lon có tăng thêm 50g và không tăng giá, thương nhân Do Thái B cũng không tiếp nhận, vì đều này sẽ làm hỏng kế hoạch kinh doanh của ông ta, có thể dẫn đến những tổn hại cho phương hướng và mục tiêu kinh doanh, hậu quả vô cùng nghiêm trọng.


Thứ tư, việc phát sinh tình huống trên đây, còn có thể mang đến những phiền phức ngoài ý muốn cho thương nhân Do Thái B. Giả sử đất nước sở tại của thương nhân Do Thái B có chế độ quản lý xuất nhập khẩu tương đối nghiêm khắc, giấy phép nhập khẩu của ông là mỗi lon 100g, nhưng trên thực tế lại là 150g, Như thế, trọng lượng hàng nhập vào đã vượt quá 50% trọng lượng được ghi trong giấy phép nhập khẩu, rất có thể phải đối mặt với sự chất vấn từ các cơ quan hữu quan của quốc gia đó, thậm chí bị nghi ngờ có ý tránh né thuế nhập khẩu, nhập nhiều báo ít, phải chịu truy cứu trách nhiệm và xử phạt.


Tóm lại, hợp đồng là một điều kiện vô cùng quan trọng trong mua bán. Vi phạm những quy định trên hợp đồng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả đôi bên. Thương nhân Do Thái hiểu rõ điều đó, nên luôn nhấn mạnh đến việc tuân thủ hợp đồng.


Trên thực tế, trong giói kinh doanh ngày nay, hợp đồng đã trở thành một yêu cầu phổ biến và tất yếu trong hoạt động kinh doanh của các quốc gia trên thế giới. Thông qua quá trình đàm phán trong giao dịch, sau khi đề nghị của bên này được bên kia chấp nhận, hợp đồng xem như đã được thành lập. Hợp đồng được cả đôi bên ký kết, sẽ trở thành một văn kiện mang tính pháp luật có khả năng ràng buộc đôi bên, các điều khoảng quy định có liên quan trong hợp đồng, đôi bên đều phải tuân thủ và chấp hành. Bất kỳ bên nào vi phạm những quy định trong hợp đồng, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.


 


Tuân thủ điều ước một dạng công chính trên hình thức

® Trí tuệ phía sau việc tuân thủ pháp luật


Các thương nhân Do Thái đã kế thừa được truyền thống của dân tộc, đó là ý thức sâu sắc về pháp luật. Họ không chỉ nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mà còn rất giỏi lách luật. Thực tiễn kinh doanh hơn hai ngàn năm đã chứng minh họ không chỉ hết sức tuân thủ giáo điều của “dân giao ước”, mà còn vận dụng trí tuệ của mình, tích lũy được những kinh nghiệm về pháp luật, thông qua giao ước, đạt được mục đích của bản thân.


® Công chính trên hình thức, không có nghĩa là công chính trong mọi sự


Dân tộc Do Thái xưa nay xem trọng giao ước, đồng thời lấy việc tuân thủ giao ước làm căn bản cho việc lập thân. Đến cả quan hệ với Thiên Chúa cũng được xem là một dạng quan hệ giao ước, chứ không như các dân tộc khác, luôn xem mối quan hệ với thần thánh là một nghĩa vụ tuyệt đối, một mối quan hệ vô điều kiện giữa người thống trị với người bị thống trị. Có điều, giao ước một khi được thành lập, những hạn định cụ thể lập tức có tính “tuyệt đối” và “vô điều kiện”, không bao giờ có thể thay đổi. Rõ ràng, tính nghiêm túc này trong giao ước luôn thể hiện được sự công bằng. Trong tình huống đôi bên ký kết giao ước đều xuất phát trên nền tảng tự nguyện, đặc điểm này lại càng được thể hiện rõ hơn.


Tuy nhiên, sự công bằng này chỉ tồn tại trên hình thức, hoàn toàn không đồng nghĩa với sự công bằng trong nội dung giao ước. Trong bất kỳ giao ước nào, đôi bên tham gia lập ước cũng đều mang động cơ mưu cầu lợi ích lớn nhất cho bản thân mình, tìm đủ cách để tăng thêm những quy định có lợi cho mình. Trong trường hợp vừa nêu trên, một bên sẽ nằm ở thế yếu rõ rệt, nên không thể cự tuyệt yêu cầu do bên kia áp đặt.


Mười hai chi tộc của người Do Thái bắt nguồn từ mười hai anh em có quan hệ huyết thống với nhau. Cha của họ chính là Jacob.


Khi còn trẻ, Jacob từng qua phương Đông làm công cho người cậu của mình, sau đó kết hôn với hai người con gái vốn là hai chị em. Trải qua nhiều năm, theo lời hứa của Đấng tối cao, ông đã đưa vợ con về đất Canaan.


Trên đường đi, vào một đêm nọ, một người lạ mặt xuất hiện và đòi đấu vật với Jacob. Hai người giao đấu với nhau đến tận mờ sảng. Người lạ mặt thấy không thể thắng được Jacob, bèn đánh một cú vào đùi Jacob, khiến ông bị sải gân đùi.


Người lạ mặt nói: “Trời sáng rồi, hãy để ta đi!”


Nhưng Jacob không chịu: “Ngài không chúc phúc cho tôi, tôi sẽ không để ngài đi”.


Người kia bền hỏi ông: “Ngươi tên là gì?”


Jacob bền nói tên họ của mình cho người lạ mặt biết.


Người lạ mặt nói: “Tên của ngươi sè không còn là Jacob, mà se đổi là Israel. Vì ngươi đã đấu thắng được cả thần linh”.


Israel là danh xưng sau khi lập quốc của người Do Thái. Nó có ý nghĩa là “người đấu vật với thần linh”.


Thiên Chúa thi đấu với con người, lại sử dụng một động tác không hợp lệ. Nhưng vì sao người Do Thái lại ghi chép tường tận câu chuyện ấy vào “Kinh Cựu Ước” - bộ sách thiêng liêng nhất của dân tộc mình? Phải chăng họ có thái độ không mấy tôn kính đối với Thiên Chúa?


Có thể là trong cách thức đấu vật của người Do Thái cổ, không có quy định “thành văn rõ ràng” về việc dùng tay đánh vào đùi của đối thủ. Trong trường hợp đó, Thiên Chúa chỉ đơn thuần là đã lách được kẽ hở của một quy định không mấy chặt chẽ. Còn chuyện con cái Thiên Chúa, tức dân Do Thái ghi chép lại câu chuyện Thiên Chúa lợi dụng khe hở, lý do xác đáng nhất có thể đưa ra là do nhu cầu thần thánh hóa hành động “luồn lách khe hở”, tức khả năng hành động phi pháp trong sự hợp pháp.


Luồn lách khe hở pháp luật

Theo logic, tôn trọng pháp luật thì phải tôn trọng mọi quy định của pháp luật, từ nội dung, phương thức, cho đến trình tự và đương nhiên là cả khe hở. Một là vì bản thân khe hở pháp luật cũng chính là một bộ phận không thể chia cắt trong một điều khoản nào đó; hai là một con người cứ dùng hết tâm trí để luồn lách khe hở pháp luật, bản thân vẫn là một người tôn trọng pháp luật, hành động của anh ta vẫn là chuyện “pháp luật không thể ngăn cấm”.


Có điều, theo yêu cầu pháp chế “phát luật đứng đầu, người người bình đẳng”, đứng trước một khe hồ của pháp luật, cũng phải tuân thủ quan điểm người người bình đẳng. Bên cạnh đó, luồn lách khe hở luôn đòi hỏi một trí tuệ và đầu óc nhạy bén (tức phải có một hướng tư duy ngược với nhà lập pháp, hoặc nắm bắt được chìa khóa của vấn đề). Vì vậy, luồn lách khe hở pháp luật là cách nói dành cho những người thông minh, trong khi phần lớn những người còn lại chỉ có thể hành động theo kiểu bịt tai nhắm mắt trước một điều khoản pháp luật nào đó. Đối với những người Do Thái xem việc nghiên cứu pháp luật là một nghĩa vụ trong đời hoặc một nghề cha truyền con nối, bất kỳ pháp luật nào cũng có khe hở. Hom nữa, có nhiều điều khoản mà khe hở của nó cũng to không kém gi cửa chính của tòa án, chỉ cần nắm được phương pháp đúng đắn, hành động gọn gàng là có thể tự do ra vào; đặc biệt là đối với những hệ thống pháp luật được xây dựng dưới cái nhìn kỳ thị đối với người Do Thái, họ nhất định sẽ càng xem xét kỹ, tìm kiếm cho ra những khe hở của nó.


Có điều, so với hành động phá lưới leo rào của những người không chịu tuân thủ pháp luật, thói quen luồn lách khe hở pháp luật một cách êm ái nhẹ nhàng của người Do Thái vừa không khiến người khác chú ý, lại không gây cảm giác bất an, có thể giữ cho khe hở được trường tồn, giúp người sau vẫn có thể luồn lách dễ dàng.


Trong thời gian nổ ra đại chiến thế giới thứ 2, đất nước Ba Lan đã red vào tay của phát xít Đức, quốc gia nhỏ bé lân cận là Lithuania cũng lâm vào tình thế sắp bị thôn tính. Rất nhiều người Do Thái tranh nhau rời khỏi Lithuania, quá cảnh vào Nhật Bản để đến các nước khác lánh nạn.


Một hôm, nhân viên kiểm tra điện tín của chính phủ Nhật Bản đến gặp vị đại diện của Hội đồng Do Thái là ông Sayow Anan, yêu cầu ông phiên dịch và giải thích một bức điện tín chuyển đến thủ đô Vilnius của Lithuania.


Trong bức điện có một câu như sau: shish Omiskad-shimb, talisehad.


Ông Anan lúc đó đã giải thích rằng, đây là một bức điện báo do giáo sĩ Kalisz gởi cho một người đồng sự ở


Lithuania, bàn về một số vấn đề liên quan đến nghi lễ của Do Thái giáo, ý nghĩa là: “Sáu người có thể khoác một tấm khăn để tiến hành nghỉ thức cầu nguyện”.


Nhân viên kiểm tra thấy lời giải thích có lý, nên đã đồng ý phát bức điện tín ấy đi.


Kỳ thực, bản thân Anan củng không hiểu, câu nói trong bức điện tín là có ý nghĩa gi, sao tự nhiên lại nhác đến câu “sáu người có thể đội chung một chiếc khăn để tiến hành nghi thức cầu nguyện”.


Sau này, ông đã được gặp giáo sĩ Kalisz và đưa ra thắc mắc của mình về vấn đề kể trên.


Giáo sĩ Kalisz nhìn ông bằng một ánh mắt buồn bã thâm trầm, tựa như đang nói: “Một người Do Thái làm sao có thể không hiểu câu cách ngôn “Talmud” nổi tiếng này cơ chứ!”.


“Ông thực sự không hiểu sao? Ngụ ý của nó là sáu người có thể dùng chung một giấy chứng nhận để đi lại”.


Bấy giờ, Anan mới hiểu ra vấn đề. Giáo sĩ Kalisz vừa mới rời khỏi châu Ấu chuyển đến Nhật Bản, điều mà ông quan tâm nhất trong lúc này chính là những đồng bào Do . Thái còn đang kẹt lại ở Lithuania. Ông biết, visa quả cảnh mà chính phủ Nhật cấp tại thủ đô Vilnius cửa Lithuania được tính theo đơn vị gia đình. Thế là, ông đã bí mật kiến nghị những người Do Thái ở đây, dù sáu người không có quan hệ thân thuộc với nhau, cũng hãy cứ tập hợp thành một đơn vị gia đình để cùng nhau đến xin visa quá cảnh. Bằng cách đó, sẽ có nhiều người Do Thái có được cơ hội rời khỏi đất nước Lithuania đang ngập chìm trong khói lửa chiến tranh.


Thực ra, bình tâm suy xét, người Nhật chưa từng nghiên cứu ngụ ngôn “Talmud”, không biết rằng rất nhiều quy định xem ra hết sức rõ ràng chính xác khi đặt riêng rẽ với nhau, nhưng khi đặt vào trong một hoàn cảnh cụ thể, hoàn toàn có thể xuất hiện rất nhiều góc độ “không rõ ràng chính xác”. Vì vậy, khi từng “gia đình sáu người” Do Thái từ Lithuania cứ lần lượt đặt chân lên các hòn đảo của nước Nhật, chính quyền sở tại chỉ còn biết ngạc nhiên trước sự thống nhất cao độ trong tổ chức gia đình của người Do Thái.


Gia đình tỉ phú dầu mỏ Rockefeller cũng có rất nhiều câu chuyện luồn lách khe hở pháp luật.


® Dùng sách lược “độc lập giả”, giúp công ty dầu mỏ Standard thoát khỏi khởi tô


Sau khi pháp lệnh chống độc quyền được thông qua, rất nhiều công ty lớn của Mỹ đã bị giải tán. Công ty dầu mỏ Standard là một trong những công ty có mức kim ngạch lớn nhất nhì trong nước, đương nhiên rất được mọi người chú ý. Dưới áp lực của dư luận, một số nghị viên trong quốc hội cũng đã lên tiếng yêu cầu tiến hành khởi tố đối với Công ty dầu mỏ Standard. Lần này, Rockefeller cũng rơi vào tình thế vô cùng nguy khốn, tỉnh thần sa sút trầm trọng.


Rất may, một luật sư trễ trong đoàn luật sư cố vấn của công ty đã nghĩ ra một ỷ tưởng tuyệt diệu. Ông đề nghị cho các công ty dầu mỏ Standard ở các bang tuyên bố độc lập, như công ty dầu mỏ Standard ở New York, ở New Jersey, ở California, ở Indiana... mỗi công ty đều có một ông chủ giả danh, nhưng trên thực tế mọi công việc vẫn do Rockefeller quản lý.


Để thực hiện kế hoạch này, vị luật sư đó đã làm việc liên tục trong suốt một tuần, giúp các công ty con thiết lập sổ sách, cung cấp cho Tham nghị viện để kiểm tra. Cuối cùng, Tham nghị viện đã tỏ ý hài lòng, không tiếp tục nhắc tới việc khởi tố công ty dầu mỏ Standard của Rockefeller nữa.


Cách thức “tuân thủ pháp luật” của người Do Thái quả là hết sức tuyệt diệu. Vì vậy, trong số các luật sư đang hành nghề hiện nay, người Do Thái đứng ở vị trí hàng đầu. Lấy nước Mỹ làm ví dụ, hơn 30% luật sư đang hoạt động ở Mỹ là người gốc Do Thái. Có thể thấy, chính trí tuệ của một dân tộc biết vận dụng pháp luật, khéo “tuân thủ pháp luật” đã tạo nên thành công cho dân tộc Do Thái.


Lợi dụng pháp luật, tư duy ngược chiều

“Biết dùng pháp luật, khéo giữ pháp luật” là sở trường của người Do Thái, trong đó bí quyết “dùng ngược” pháp luật là ảo diệu nhất. Dưới tiền đề là không thay đổi hình thức pháp luật, mà vận dụng pháp luật, biến nó thành một công cụ hay một lá chắn cho mình sử dụng, điều này rất đáng cho mỗi người chúng ta học hỏi.


Có một câu chuyện cười ẩn chứa lối tư duy “lợi dụng pháp luật” như sau:


Một người Do Thái bước vào một ngân hàng lớn ở thành phố New York.


“Thưa ông, oản hỏi ông cần gi ạ?”, giám đốc bộ phận cho vay vừa hỏi, vừa đưa mắt quan sát người khách hàng mới đến: bộ áo vét sang trọng, giầy da cao cấp, đồng hồ đeo tay đắt giá.


“Tôi muốn vay tiền!”.


“Không thành vấn đề! Ngài muốn vay bao nhiêu?”.


“1 đồ la”.


“Chỉ cần 1 đô la?”.


“Không sai, chỉ 1 đô la, có được không?”.


“Đương nhiên là được. Chỉ cần có tài sản thế chấp, muốn vay nhiều hơn một chút cũng không trở ngại gì”.


“0! Chừng này đảm bảo có được không?”.


Người Do Thái lấy ra một tập cổ phiếu từ trong một cải bóp da sang trọng, đặt lên bàn của vị giám đốc.


“Tổng cộng là 500 ngàn đô la, đủ rồi chứ?”.


“Đương nhiên, đương nhiên! Có điều, có thật là ông chỉ cần vay 1 đô la?”.


‘Nâng”.


Vừa nói, người Do Thái vừa đưa tay nhận tờ 1 đô la.


“Lợi tức một năm là 6%, chỉ cần ông trả đủ lợi tức 6%, một năm sau quay lại, chúng tôi nhất định sẽ trả lại số cổ phiếu này cho ông”.


“Cám ơn”.


Người Do Thải nói xong thì đứng lèn, chuẩn bị bước ra khỏi ngăn hàng. Tổng giám đốc ngân hàng nãy giờ đứng bên ngoài quan sát cũng không sao hiểu nổi, một người có đến 500 ngàn đô la trong tay, tại sao lại đến ngân hàng vay 1 đô la. Ổng hiếu kỳ tiến lại hỏi:


“Chào ông, xin hãy dừng bước...”.


“Có việc gì chăng?”.


“Tôi thực sự không hiểu, ông có đến 500 ngàn đô la, tại sao chỉ đến đây vay 1 đô la? Nếu như ông vay 300 hay 400 ngàn đô la chẳng hạn, chúng tôi cũng sẽ hết sức vui lòng...”.


“Xin đừng lo lắng cho tôi! Chỉ có điều, trước khi tìm đến ngàn hàng của quý ngài, tôi đã hỏi qua một số kho bạc, tiền thuê tủ bảo hiểm của họ đều quá cao. Bồi vậy, tôi đã quyết định gởi số cổ phiếu này ở chỗ ngân hàng của quý ngài, tiền thuế quả thật là quá rè, một năm chỉ tốn có 6 cent mà thôi!”.


Tuy đây chi là một câu chuyện cười, rất khó xảy ra trong thực tế cuộc sống, nhưng một câu chuyện cười thâm thúy đến thế chỉ có thể được dựng nên bởi trí óc thâm thúy của những người Do Thái mà thôi. Nó không chỉ thể hiện sự thâm thúy trong tính toán, mà còn trong đường lối tư duy. Ký gởi những vật dụng có giá trị cao, theo lẽ thường, phải gởi vào tủ bảo hiểm của kho bạc. Đối với nhiều người, đó là lựa chọn duy nhất. Nhưng thương nhân Do Thái trong câu chuyện đã không bị bó hẹp bởi những cái được xem là chuyện thường tình, mà luôn biết cách mở ra một con đường khác, tìm cách đưa số cổ phiếu của mình vào trong tủ bảo hiểm của ngân hàng. Xét trên góc độ an toàn và độ tin cậy, sự chênh lệch giữa kho bạc và ngân hàng là không đáng kể, chỉ có vấn đề thu phí là hoàn toàn khác nhau.


Đây chính là lối “tư duy ngược chiều” mà thương nhân Do Thái đã vận dụng hết sức khéo léo.


Trong tình huống thông thường, một người vay tiền đương nhiên luôn mong muốn có thể dùng lượng thế chấp thấp nhất để vay được một số tiền cao nhất. Trong khi ngân hàng, vì muốn bảo đảm an toàn và có lợi trong việc cho vay, sẽ không bao giờ cho phép số tiền được vay gần với giá trị thực của vật thế chấp. Vì vậy, các ngân hàng hầu hết đều chỉ quy định giới hạn cao nhất đối với số tiền được vay, chứ không bao giờ quy định giới hạn thấp nhất. Chính điều này đã kích thích cho lối “tư duy ngược chiều” của thương nhân Do Thái: trong trường hợp này khi vay tiền, tiền lãi chính là mức “phí bảo hiểm” mà ông ta phải chi ra. Và vi không có quy định giới hạn thấp nhất đối với số tiền được vay, ông ta đương nhiên có quyền chỉ vay 1 đô la, qua đó hạ mức “phí bảo hiểm” xuống chỉ còn “6 cent” mà thôi.


Với quyết định chỉ vay 1 đô la, lợi tức mà phía ngân hàng thu dược trong một năm gần như là con số không, đơn giản chỉ là phục vụ không công cho thương nhân Do Thái, trong khi lại phải gánh vác một trách nhiệm khá nặng nề.


Đương nhiên đây chỉ là một câu chuyện cười, nhưng phương pháp tính toán chi ly, độc đáo về mức phí bảo hiểm của thương nhân Do Thái trong việc ký gởi 500 ngàn đô la chắc chắn không chỉ đơn giản như vậy. Lối “tư duy ngược chiều” và khéo léo vận dụng pháp luật đã phản ánh trí tuệ thông minh tuyệt đĩnh của người Do Thái.


Khéo dùng quốc tịch, tránh thuế hợp pháp

® Che trời vượt biển


Johnny là một thương nhân người Mỹ gốc Do Thái, đã lăn lộn trong thương trường hơn 30 năm. Vì vậy, ông đã nghiên cứu rất nhiều những thủ đoạn trốn thuế, tránh thuế trong hoạt động kinh doanh thương nghiệp. Đối với các điều khoản quy định của hải quan Mỹ, ông càng nắm rõ trong lòng bàn tay.


Từng có một thời gian, để nhập khẩu găng tay đa nữ từ Pháp vào Mỹ, phải nộp thuế nhập khẩu khá cao. Vì vậy, giá bán của loại găng tay này trên thị trường Mỹ cũng hết sức cao. Để kiếm được nhiều lợi nhuận, Johnny đã bay đến Pháp, mua 10 ngàn đôi găng tay lông cừu cao cấp nữ. Để không phải đóng quá nhiều thuế nhập khẩu, ông chia 10 ngàn đôi găng tay thành từng chiếc riêng lẻ, 10 ngàn chiếc găng tay bên trái được đóng vào một thùng, chuyển phát về Mỹ, 10 ngàn chiếc găng tay bên phải tạm thời giữ lại ở Pháp. Sau đó, tại sảnh chuyển hàng của hải quan Mỹ, hàng hóa được chất thành đống, một chiếc thùng gỗ lớn đang nằm ởgóc tường, vẫn chưa có ai đến lấy. Đó là một thùng hàng được gởi đến từ Pháp, bên ngoài cũng bình thường như bao thùng hàng khác. Điều kỳ lạ là, đã quá thời hạn lấy hàng, mà vẫn chưa thấy chủ nhân của thùng hàng đến nhận. Căn cứ quy định của hải quan Mỹ, những lô hàng vượt quá thời hạn lấy hàng mà vẫn không có người đến nhận, bộ phận hải quan có quyền xem đó là lô hàng vô chủ, đem ra bán đấu giá.


Một hôm, nhân viên hải quan mở thùng hàng ra xem, phát hiện bên trong là một lô găng tay nữ được sản xuất từ Pháp. Các nhân viên hải quan hết sức ngạc nhiên, vì loại găng tay này không chỉ được sản xuất bằng nguyên liệu cao cấp, gia công tinh xảo mà kiểu dáng và màu sắc cũng hết sức độc đáo. Tổng cộng là 10 ngàn chiếc. Bấy giờ, loại găng tay lông cừu cao cấp này có giá bán rất cao ở Mỹ, tại sao lại không có người đến lấy? Điều khiến cho các nhân viên hải quan đau đầu hơn nữa là, 10 ngàn chiếc găng tay đó chỉ toàn là găng tay bên trái. Chiếu theo thông lệ, các nhân viên hải quan đã đưa số găng tay kể trên đến phòng bán đấu giá. Tại đó, Johnny nhanh chóng mua lại toàn bộ lô hàng với cái giá rẻ bèo.


Sau khi lô hàng thứ nhất được phát đi, Johnny đã biết lực lượng hải quan Mỹ sẽ chú ý đến lô hàng kỳ lạ của mình. Vì vậy, ông cô" ý trì hoãn không chuyển phát tiếp lô hàng thứ hai, để hai lô hàng cách nhau đến hơn một tháng, mục đích là khiến cho các nhân viên hải quan mệt mỏi, mất cảnh giác.


Để lô hàng thứ hai có thể thuận lợi qua được hải quan, ông đã thay đổi hình thức đóng gói. Ông cẩn thận phân loại 10 ngàn chiếc găng tay theo kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng... cứ hai chiếc lại đóng vào trong một cái hộp hình chữ nhật, được gói cẩn thận tròng một lớp giấy nilon. Mặt ngoài của những chiếc hộp cũng được trang trí hết sức xinh đẹp. Bên trên còn ghi rõ nhà sản xuất, đăng ký thương hiệu, số hiệu, ngày xuất xưởng và hướng dẫn sử dụng. Tính tổng cộng, ông đã dùng đến 5000 cái hộp để đóng gói toàn bộ số găng tay còn lại, sau đó lập tức chuyển về Mỹ.


Ông đã tính toán, khi số hàng này được chuyển đến Mỹ, cũng là lúc thị trường tiêu thụ găng tay sôi nổi nhất. Để nhanh chóng luân chuyển nguồn vốn, ông đã lần lượt tiến hành thương lượng với một số đại lý bán sĩ và cửa hàng bán lẻ, để cho 10 ngàn đôi găng tay có thể cùng lúc xuất hiện trên thị trường. Vì vậy, chỉ cần lô hàng thứ hai đến được, mọi việc xem như đã thành công trọn vẹn.


Mọi việc đã tiến triển đúng như dự tính của ông, sau khi lô hàng thứ hai được chuyển đến, các nhân viên hải quan nhìn thấy mỗi hộp chỉ gói hai chiếc găng tay, liền khẳng định đó là một đôi, thêm vào đó mỗi gói hàng đều được đóng gói cẩn thận, xinh đẹp, mọi thủ tục đều hoàn thành, nên đã “bật đèn xanh” cho qua. Johnny hớn hở đến nhận số hàng, đương nhiên cũng phải nộp thuế quan cho 5000 đôi găng tay ấy, cộng với một số tiền nhỏ đã bỏ ra để mua lại lô hàng thứ nhất trong cuộc bán đấu giá, vậy là ông đã chuyển được 10 ngàn đôi găng tay vào đất Mỹ một cách trót lọt.


Trung tuần tháng 10, một lô găng tay lông cừu cao cấp của Pháp đã xuất hiện trên thị trường thời trang của Mỹ. Mặc dù giá cả không rẻ chút nào, nhưng do chất liệu cao cấp, kiểu dáng độc đáo, gia công tinh xảo, thêm vào đó trời đã lập đông nên 10 ngàn đôi găng tay lông cừu cao cấp đã được bán sạch chỉ trong một thời gian ngắn.


® Khéo dùng quốc tịch


Công quốc Liechtenstein là một quốc gia nhỏ nằm giữa Áo và Thụy Sĩ, diện tích chỉ có 160 km2, dân số khoảng 35.000 người (trong đó có hơn 10.000 người thuộc các quốc tịch khác). Trước chiến tranh thế giới thứ II, đây là một quốc gia nông nghiệp nghèo đói lạc hậu. Hiện nay, quốc gia nhỏ bé này đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển manh trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Liechtenstein, nhưng chủ yếu nhất vẫn là chính sách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.


Liechtenstein có ba ngân hàng. Để thu hút ngoại tệ, các ngân hàng đều chịu sự bảo hộ của cơ quan lập pháp, bảo mật nghiêm ngặt cho người gởi tiền. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện chính sách trưng thu thuế suất rất thấp đối với các công ty nước ngoài, chỉ có 0,1%. Vì vậy, hiện nay đã có hơn 50 ngàn công ty và đại lý nước ngoài đặt cơ sở ở đây. Mục đích chính của họ là chuyển số tiền kiếm được từ các vùng khác trên thế giới về tại đất nước nhỏ bé và yên bình này.


Liechtenstein còn có một biệt pháp thu hút ngoại tệ khác - “bán quốc tịch”. Người nước ngoài chỉ cần tốn một ít tiền là đã có thể mua được tấm thẻ quốc tịch của công quốc Liechtenstein, không phân biệt người giàu hay người nghèo. Bất kể thu nhập của bạn là bao nhiêu, mỗi năm chỉ cần bỏ ra 350 đô la là được, không cần phải nộp thêm một loại tiền thuế nào khác. Bằng cách đó, các công ty nước ngoài đã đua nhau kéo đến thành lập cơ sở tại đất nước nhỏ bé ít dân này.


Thương nhân Do Thái rất khéo nắm bắt tình hình thị trường các khu vực trên thế giới. Một quốc gia có nhiều chính sách ưu đãi như Liechtenstein, đương nhiên sẽ trở thành mục tiêu của họ. Họ lợi dụng quốc tịch của quốc gia này để tiến hành hoạt động kinh doanh xuyên quốc gia.


Bản lĩnh khéo dùng quốc tịch của người Do Thái có quan hệ mật thiết với cuộc sống phiêu dạt và liên tục bị bức hại trong hơn 2000 năm qua của dân tộc này. Sau khi mất đi quốc gia, người Do Thái phải sống phân tán khắp nơi trên thế giới, tìm kiếm một vùng đất có thể sinh tồn và phát triển. Tại một số quốc gia, người Do Thái đã có thể định cư yên ổn và phát huy tài năng trí tuệ của mình. Nhưng ở một sô" quốc gia khác, họ phải đối mặt với sự kỳ thị, bức hại, thậm chí bị tịch thu tài sản, thảm sát. Một số quốc gia trở thành thiên đường kinh doanh của người Do Thái. Nhưng ở một sô" quốc gia khác, họ lại gặp phải những vấn đề rắc rối về pháp luật, thuế khóa. Trong cuộc sống sinh nhai phiêu dạt, người Do Thái đã dần dần có được kinh nghiệm trong việc lựa chọn cho mình một nơi dừng chân thích hợp. Đặc biệt là các thương nhân Do Thái, dần dần biết cách lợi dụng quốc tịch, tìm ra con đường thuận lợi cho hoạt động thương nghiệp của mình. Đến nay, lợi dụng quốc tịch đã trở thành một kinh nghiệm hoạt động thương mại của người Do Thái.


Tuân thủ pháp luật cục bộ, khéo léo trong việc tuân thủ pháp luật thuần túy

“Tuân thủ pháp luật cục bộ” là khéo léo lợi dụng một bộ phận có lợi, tránh né bộ phận không có lợi cho mình trong toàn bộ hệ thống pháp luật mà vẫn đảm bảo không phạm luật về mặt hình thức. Ngoài ra, còn có thêm một mánh khóe khác - “dùng ngược pháp luật”.


Khoảng năm 1968, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển tăng tốc, cán cân mậu dịch quốc tế xuất hiện tình trạng xuất siêu. Đồng yên Nhật ngày càng giữ được vị thế vững chắc trên các thị trường tiền tệ châu Âu, trong khi đồng đô la Mỹ ngày càng trở nên yếu thế. Tỉ giá giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ có sự biến đổi to lớn, đặc biệt là dự trữ ngoại hối của Nhật, tức dự trữ đồng đô la Mỹ của Nhật ngày càng nhiều.


Trước tình hình đó, người Do Thái đã tập trung tất cả tiền vốn, bán hết đô la Mỹ cho người Nhật. Bởi họ biết chắc rằng, sự tăng giá của đồng yên Nhật chỉ còn là chuyện sớm muộn. Các thương nhân Do Thái đánh giá: sự chênh lệch quá lớn trong tỉ giá hối đoái giữa đồng yên Nhật và đồng đô la Mỹ sẽ là một cơ hội giúp họ phát tài. Vì vậy, thậm chí họ còn vay mượn ngân hàng, bán đồng đô la vào Nhật.


Sau đó, người Do Thái đã lợi dụng hai điều khoản thanh toán trước bằng ngoại hối và giải trừ hợp đồng, đường đường chính chính bán ra và mua vào đồng đô la Mỹ trong thị trường ngoại hối Nhật Bản tưởng chừng đã bị khóa chặt. Phương pháp mà họ sử dụng là: trước tiên sẽ ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhật Bản, lợi dụng tối đa phương thức thanh toán trước bằng ngoại hối, bán đồng đô la cho Nhật. Bấy giờ, họ vẫn chưa thể kiếm lợi được gì. Phải đợi đến khi đồng yên Nhật tăng giá, họ lại dùng đến phương thức giải trừ hợp đồng, tìm cách mua đồng đô la trở lại. Vừa bán vừa mua, những người Do Thái lợi dụng sự chênh lệch về tĩ giá do đồng yên Nhật tăng cao để thu về cho mình những khoản tiền khổng lồ.


Đến khi dự trữ ngoại hối của Nhật đã lên đến mức 12,9 tỉ đô la, chinh phủ Nhật mới như chợt tỉnh giấc mộng, ý thức được tính nguy hiểm của vấn đề. Khi nguồn ngoại hối đã lên đến con số 13 tỉ đô la, chính phủ Nhật không thể không tuyên bố đồng yên tăng giá, từ 360 yên đổi 1 đô la thành 308 yên đổi 1 đô la.


Đều này có nghĩa là, một người Do Thái bán ra và mua vào một đô la, sẽ kiếm được 52 yên Nhật, lời được hơn 10%. Chẳng trách trước khi sự việc xảy ra, một số người


Do Thái đã mạnh dạn tuyên bố: dù có phải vay tiền ngân hàng với lãi suất 10%, cũng vẫn có thể kiếm được một món hời!


Theo những thống kê sơ lược sau đó, tổn thất mà chính phủ Nhật Bản phải gánh chịu lên đến 453 tỉ yên, bình quân mỗi người dân phải chịu trên dưới 5000 yên, tổng giá trị tổn thất tương đương với hạng ngạch tiêu thụ trong một năm của công ty thuốc lá Nhật Bản.


Theo đánh giá của nhà doanh nghiệp Den Fujita, số tiền ấy đã vào túi của những người Do Thái. Rốt cuộc người Do Thái đã kiếm được bao nhiêu tiền thì rất khó thống kê. Nhưng đúng như các thương nhân Nhật Bản đã nói, chỉ có người Do Thái mới có khả năng điều động nguồn tiền mặt lớn đến như vậy.


Người Do Thái đã nhận ra rằng, trong tình trạng biến động lớn, một quy định không có khe hở lại có thể tạo nên khe hở rất lớn.


Muốn lợi dụng khe hở đó, biện pháp tốt nhất chính là “dùng ngược luật pháp” của Nhật Bản.


Chính phủ Nhật Bản thực hiện chế độ thanh toán trước bằng ngoại hối và cho phép giải trừ hợp đồng là muốn giúp đỡ cho các thương nhân Nhật Bản làm ăn. Nhưng khi đến tay của người Do Thái, nó đã đảo thành “làm ăn để có thể thanh toán trước bằng ngoại hối và được giải trừ hợp đồng”. Người Do Thái khi ký kết hợp đồng và thanh toán trước bằng ngoại hối, đã có sẵn chủ ý của mình, đó là không cần hàng hóa, mà chỉ cần đô la. Nói một cách khác, để thu được càng nhiều đô la, họ đã thực hiện chiến lược bán ra và mua vào.


Trong cuộc giao dịch thua lỗ này của người Nhật Bản, chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh khác biệt của hai nền ván hóa.


Người Nhật bên ngoài luôn tỏ ra điềm tĩnh, trầm lặng, nhưng nội tâm lại luôn sôi sục, đụng chuyện là có thể mổ bụng tự sát, tựa như không có phương thức hữu hiệu nào khác để giải tỏa căng thẳng bên trong con người mình. Một dân tộc như thế, về phương diện tâm lý, tựa như một con thỏ vừa thoát khỏi lồng, chi biết cắm đầu chạy về phía trước mà không dám quay đầu nhìn lại.


Người Do Thái thì ngược lại: trên một góc độ tương đối mà xét, đó là một dân tộc có nội tâm rất bình lặng, ổn định. Càng trải qua nhiều đau thương thử thách, họ lại càng biết tự an ủi mình. “Giảng ngược lịch sử” là một phương pháp thường dùng của họ.


Người Do Thái vẫn luôn nói Thiên Chúa đã ban cho dân tộc mình vùng đất Canaan làm cơ nghiệp, giúp họ đánh đuổi tất cả bộ tộc lân cận đó. Nhưng lịch sử đã chứng thực: những bộ tộc đó vẫn tồn tại, bản thân người Do Thái lại trở thành những “tù nhân Babylon”.


Thế là người Do Thái quay ngược lại nói: những dân tộc ấy, đặc biệt là những dân tộc thường xuyên mang lại tai ương cho người Do Thái, là do Thiên Chúa cố ý giữ lại, để tránh cho người Do Thái vì được hưởng hòa bình quá lâu, mà quên đi chiến sự, không còn luyện tập binh lực. Đối với lịch sử dân tộc còn có thể sử dụng phương pháp giải thích “đổi quả làm nhân”, thì đối với điều lệ của quốc gia khác, việc sử dụng phương pháp đảo lộn “mục đích -thủ đoạn” lại càng dễ dàng hơn, tâm lý cũng nhẹ nhàng, thanh thản hơn nhiều.


Khéo dùng pháp luật, đạt được mục đích

“Không thể hứa một cách tùy tiện!”. Một lời hứa của Thiên Chúa cách đây hơn 3000 năm, đã dẫn đến cuộc xung đột không thể chấm dứt giữa khối Á Rập và Israel. Như thế, khi tuân thủ giao ước trở thành một vấn đề nan giải, thì phải giải quyết bằng cách nào? Người Do Thái có một phương pháp hết sức hiệu quả.


Ngày xưa, có một ông vua chỉ sinh được một người con gái, nên rất mực yêu thương nàng.


Một lần nọ, công chúa lâm trọng bệnh, bao nhiêu thuốc thang quý hiếm cũng đều vô hiệu, hơi thở đã bắt đầu yếu dần. Quan đại phu buồn bã bẩm tấu cùng nhà vua, trừ phi lập tức tìm được thần dược, nếu khống, công chúa sẽ không còn hi vọng gi nữa.


Nhà vua vô cùng lo lắng, lập tức dán cáo thị trong khắp kinh thành:


“Bất kề là ai, chỉ cần trị khỏi bệnh cho công chúa, sẽ được đức vua gã công chúa làm vợ, đồng thời còn cho kế thừa ngai vàng”.


Ở một vùng rất xa, có ba anh em cùng sống với nhau, người anh cả có một ống kính nhìn xa vạn dặm. Thông cáo của nhà vua đã được anh ta nhìn thấy. Người anh cả bèn bàn với hai em, tìm cách trị bệnh cho công chúa.


Hai người em cũng có bảo bối của riêng mình. Người anh thứ có một tấm thảm biết bay, có thể dừng làm phương tiện đi lại cấp tốc. Người em út có một trái táo thần, bất kể là bệnh gì, chỉ cẩn ăn được nó là sẽ lập tức khỏi bệnh.


Sau khỉ hàn bạc xong, ha anh em bền ngồi lên thảm bay, mang theo quả táo, rồi bay thẳng đến hoàng cung.


Sau khi công chúa ăn xong quả táo, sức khỏe liền hồi phục. Nhà vua hết sức vui mừng, lập tức cho người mở hội, chuẩn bị tuyên bố với toàn thể thần dân trong nước rằng mình đã tìm được vị phò mã xứng đáng cho công chúa.


Tuy nhiên, nhà vua chỉ có một người con gái, nhưng công lao trị bệnh cho công chúa lại thuộc về cả ba anh em. Phải gả công chúa cho ai bây giờ?


Người anh cả nói: “Nếu không phải tôi đã dùng kính vạn dặm nhìn thấy cáo thị, chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết chuyện công chúa mắc bệnh mà đến đây cứu chữa”.


Người anh thứ nói: “Nếu không có tấm thảm thần của tôi, làm sao chúng ta có thể vượt qua một quãng đường xa xôi để kịp thời tìm đến kinh thành chữa bềnh cho còng chúa”.


Người em út nói: “Nếu không có quả táo thần, dù cỏ đến được nơi đây, cũng không thể trị khỏi bệnh cho công chúa”.


Nhà vua tuyên bố: “Phò mã là người em út đã mang quả táo đến cứu công chúa”.


Lý do là: Người anh cả vẫn còn nguyên vẹn ống kính vạn dặm; người anh thứ vẫn còn nguyên vẹn tấm thảm bay; chỉ có người em út vì đã đứa quả táo cho công chúa ăn, nên không còn sở hữu được gì nữa.


“Talmud” có nói: “Một người muốn phục vụ cho người khác, điều quý trọng nhất là có thể dâng hiến mọi thứ trong con người mình cho tha nhân”.


Câu cách ngôn trích dẫn trong “Talmud” trên đây thật là hữu lý. Tuy nhiên, đứng từ góc độ tuân thủ giao ước để


mổ xẻ câu chuyên, chúng ta có thể phát hiện, “Talmud” lại một lần nữa sử dụng đến thủ thuật.


Trên thực tế, thông cáo của nhà vua là một lời hứa, trong cách nhìn của người Do Thái, nó đã có đầy đủ ý nghĩa “pháp luật”, tất yếu phải thực hiện. Trong thông cáo đã nói rõ, ai trị khỏi bệnh cho công chúa, nhà vua sẽ gả công chúa cho người ấy. Bấy giờ, cả ba anh em đều đã có công trong việc chữa trị cho công chúa. Hơn nữa, đúng như họ đã nói, đóng góp của họ là không thể chối cãi được. Vì vậy, chí ít mỗi người trong ba anh em đều có một phần quyền lợi, có thể yêu cầu trở thành phò mã.


Nếu chỉ gả riêng cho một trong ba người thì đồng nghĩa thất tín với hai người còn lại, cúng có nghĩa là “bội ước”, điều mà pháp luật Do Thái không thể chấp nhận.


Vì vậy, bất luận nhà vua có làm như thế nào, cũng đều có thể đối mặt với khả năng vi phạm pháp luật. Để tránh một kết cục không hay, “Talmud” đã lựa chọn một tiêu chuẩn khác - không xem ai đã có cống hiến lớn nhất trong việc trị khỏi bệnh cho công chúa, mà xem ai đã “dâng hiến” nhiều hơn.


“Cống hiến” và “dâng hiến” tuy chỉ khác nhau có một chữ, nhưng lại cách biệt nhau rất xa. Cống hiến là nói lên mối tương quan giữa kết quả của hành vi và người nhận ơn huệ, cũng chính là sự đánh giá của nhà vua đứng trên góc độ có lợi cho mình; dâng hiến là nói lên mối quan hệ tương đối giữa quá trình hành động và người ban ơn, cũng chính là sự đánh giá của nhà vua đứng trên góc độ “gánh chịu tổn hại” của đối phương. Vì vậy, đổi “cống hiến” thành “dâng hiến”, trên thực chất là đã thay đổi hoàn toàn tiêu chuẩn đánh giá, từ đó thay đổi luôn cả nội dung lời hứa của nhà vua.


Nói rõ thêm một bước, trong hệ thống giá trị của người Do Thái, cùng làm tiêu chuẩn đánh giá, vị trí của “dâng hiến” sẽ cao hơn “cống hiến”, đặt “dâng hiến” vào vị trí ưu tiên hơn so với “cống hiến”, đương nhiên hợp lý và hợp pháp. Nếu đã như vậy, thay đổi điều kiện thực hiện lời hứa, cũng là có “căn cứ pháp luật, dựa vào đạo lý”.


Giáo huấn cho kẻ vi phạm giao ước

Người Do Thái rất giỏi đấu trí với các đối tác trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng, điều này có liên quan với thói quen tuân thủ giao ước của chính họ.


Khi ký kết và tuân thủ một giao ước, người Do Thái đều hết sức thận trọng, và yêu cầu đối phương cũng phải có thái độ như vậy. Nhưng yêu cầu ấy làm sao có thể đặt vào được trong thực tế? Đặc biệt là những con người không có niềm tin vào thượng đế và không xem trọng việc tuân thủ giao ước?


Người Do Thái có suy nghĩ hết sức rõ ràng, sở dĩ một con người dám vi phạm thậm chí hủy bỏ giao ước, phần lớn là do họ có thể tìm được cái lợi thông qua hành động bội ước đó. Cứ theo suy nghĩ đó, chì cần làm tan biến suy nghĩ “được lợi” của người đó, là đã có thể khống chế được hành vi bội ước của đối phương. Tiến thêm một bước nữa, nếu phương thức ấy được “thể chế hóa”, còn có thể ngăn chặn được sự xuất hiện của ý niệm hoặc sự tính toán về bội ước. Vì vậy, phương thức trừng phạt đối với kẻ bội ước, tất yếu phải đặt trên cơ sở quyền lợi thực tế.


Ngày xưa, có một cô gái xinh đẹp cùng với gia đình đi chơi xa. Trên đường đi, cô gái tách ra khỏi gia đình để tản bộ một mình, bất giác đi đến một miệng giếng.


Đang lúc khát nước, cô gái bèn leo theo dây gầu xuống giếng uống nước. Nhưng uống xong lại không thể leo trở lên miệng giếng được. Cô gái hoảng sợ vừa khóc vừa kêu la cầu cứu.


Bấy giờ, có một thanh niên đi ngang qua đó. Nghe tiếng khóc la phát ra từ miệng giếng, anh ta bèn tìm cách cứu cô gái lên. Nhờ cuộc gặp gỡ bất ngờ ấy, hai người đã để lòng yêu mến nhau, nguyện một lòng bên nhau mãi mãi.


Một hôm nọ, người thanh niên có việc phải đi xa. Trước khi lên đường, anh ta đã đến nhà cô gái để nói lời từ biệt, và hứa rằng sẽ mãi mãi giữ lời thề năm xưa. Hai bên đều bày tỏ cho dù bao lâu, nhất định cũng sẽ chờ ngày nên nghĩa vợ chồng.


Sau khi đã đính ước với nhau, hai người muốn tìm một ai đó đến làm nhân chứng cho lời thề nguyện của mình. Đúng lúc ấy, có một con chồn lông vàng băng ngang qua trước mặt họ rồi chạy thẳng vào khu rừng. Cô gái bền nói: “Con chồn lông vàng ấy và miệng giếng ngày trước sẽ là nhân chứng cho chúng ta”.


Sau đó, hai người chia tay nhau.


Rất nhiều năm sau, cô gái vẫn một lòng giữ vẹn trinh tiết, chờ đợi vị hôn phu của mình quay về. Thế nhưng, người thanh niên ấy đã kết hôn với một cô gái khác tại một vùng đất xa xôi, sinh con cái, cùng nhau trải qua những thảng ngày vui vẻ, hoàn toàn không còn nhớ gi đến lời hôn ước năm xưa.


Một hôm, do đùa giỡn quả mệt, đứa con trai của người thanh niên năm xưa bền ngã lưng nằm ngủ trên bãi cỏ. Đúng lúc có một con chồn lông vàng đi ngang qua, cắn phập vào cổ đứa bé, khiến nó chết ngay lập tức. Cha mẹ nó đều hết sức đau khổ, thương tiếc cho đứa con thơ dại của mình.


Sau đó một thời gian, hai vợ chồng lại sinh được đứa con trai khác. Cậu bé được nuôi dưỡng khôn lớn và thích đi xa vui chơi. Một hôm, nó đi đến bên một miệng giếng, vì nhìn thấy bóng của mình in trên mặt nước, trong một phút không cẩn thận đã lọt nhào xuống giếng chết.


Đến lúc ấy, người thanh niên năm xưa mới nhớ lại hôn ước ngày nào của mình với cô gái, chứng nhân ngày ấy chính là con chồn lông vàng và cái giếng.


Thế là, anh ta kể lại toàn bộ sự việc cho người vợ cua mình, rồi đề nghị ly hôn với người vợ ấy.


Sau đó, anh ta trở về thôn làng của người con gái năm xưa. Cô gái vẫn đang chờ đợi anh. Hai người cuối cùng đã kết hôn với nhau, sống những tháng ngày hạnh phúc cho đến cuối đời.


Rất rõ ràng, đây là một câu chuyện về sự tuân thủ giao ước (hôn ước) dưới sự phò trợ của thần linh.


Tuy nhiên, trong câu chuyện, phương thức trung phạt lại không trực tiếp giáng xuống đầu của kẻ vi phạm giao ước, như người thanh niên trong câu chuyện uống rượu say rồi tự mình ngã xuống giếng chết, hoặc để con chồn lông vàng cắn anh ta, khiến anh ta bị bệnh dại mà chết. Câu chuyện đã để cho hai người con trai phải gánh lấy tội lỗi của cha mình, khiến người đọc khó lòng tránh được cảm giác bất nhẫn.


Kỳ thực, đó là một câu chuyện khuyên người làm thiện, tuân thủ giao ước. Ý nghĩa căn bản của câu chuyện là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng đều phải tuân thủ giao ước. Nếu để người vi phạm giao ước chết đi, thì sẽ không còn phù hợp với tín điều “ghét tội, nhưng không ghét người có tội” của người Do Thái, cơ hội thực thi lại giao ước cũng không còn nữa, cô gái tuân thủ giao ước đành phải một mình chịu đựng đau khổ, sống cảnh phòng không chiếc bóng trong suốt quãng đời còn lại.


Vì vậy, câu chuyện đã không hề tiếc thương khi để sự trừng phạt giáng xuống hai đứa con vô tội. Ớ điểm này, những đứa trẻ chỉ là hình ảnh tượng trưng cho hậu quả tồi tệ nhất của hành vi bội ước (người Do Thái xem trọng con trai nối dòng, có thể sánh ngang với quan niệm thừa tự mà người Trung Quốc vẫn luôn đề xướng “bất hiếu có ba điều lởn, không con nối dõi là điều bất hiếu nhất”. Đó cũng là nguyên nhân vì sao câu chuyện không xem người vợ cưới được là thành quả đáng giá nhất trong hành động bội ước của người thanh niên). Đó chính là ý nghĩa nội tại được rút ra từ hành vi bội ước trong câu chuyện, biến bội ước thành một hành vi thuần túy vô vị, thậm chí là một hành vi tự chuốc khổ cho mình. Người bội ước trong câu chuyện đã hai lần có được hạnh phúc, nhưng cuối cùng lại phải chịu đọa đày đau khổ bên trong “hạnh phúc” đó.


Qua ý nghĩa then chốt của câu chuyện, chúng ta có thể nói đây mới chính là liệu pháp chữa trị hữu hiệu nhất cho “căn bệnh bội ước”.


Trong hiện thực cuộc sống, biện pháp mà người Do Thái áp dụng cho những kẻ vi phạm giao ước là trục xuất người đó ra khỏi cộng đoàn. Trên thương trường, một người Do Thái bị cả cộng đồng bài xích sẽ rất khó để tiếp tục sinh tồn (sinh tồn bằng con đường làm ăn buôn bán).


Nếu đối phương không phải là một người Do Thái, họ sẽ không ngần ngại tố cáo anh ta ra trước tòa án, yêu cầu cưỡng chế chấp hành hợp đồng, hoặc bắt buộc đối phương phải đền bù tổn thất. Bên cạnh đó, cộng đồng Do Thái còn báo cho nhau, tuyệt đối không bao giờ làm ăn buôn bán với người thất tín kia nữa. Nên hiểu rằng, mậu dịch quốc tế là lĩnh vực nằm trong tay của người Do Thái. Như thế, một khi bị người Do Thái bài xích, thì ngày bạn bị đẩy văng ra khỏi “thị trường giao dịch thế giới” cũng sẽ không còn xa nữa.


Thực tế đã chứng minh, trí tuệ kinh doanh của người Do Thái không chỉ tương hợp với quy luật nội tại của giới thương nghiệp, mà còn có đủ khả năng thay đổi mô thức kinh doanh của những người khác, khiến họ chấp nhận mô thức kinh doanh của người Do Thái. Xét trên phương diện này, không thể không xem nó là một cống hiến tích cực đối với “quy tắc cuộc chơi” trong kinh doanh.